Ngành Tài chính ngân hàng – Càng học càng ham - Tương lai vững vàng

Chắc hẳn trong các bạn, ai cũng mơ ước có một công việc ổn định, thu nhập tốt khi ra trường? Vậy thì tại sao bạn không cân nhắc học ngành Tài chính Ngân hàng nhỉ, học Tài chính ngân hàng ra làm gì và có dễ xin việc hay không, chúng ta cùng xem xét về các cơ hội nghề nghiệp khi tham gia học tập ở ngành học này nhé!

1. Học tài chính ngân hàng ra làm ngân hàng là đúng hay sai?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh và sinh viên quan tâm khi tìm hiểu về ngành học Tài chính ngân hàng. Có rất nhiều bạn và nhiều người hiểu nhầm rằng học TCNH là ra trường chỉ làm việc cho Ngân hàng. Tuy nhiên, câu trả lời đó là sai các bạn nhé.

Bởi lẽ, ngành học này không chỉ hạn hẹp trong khuôn khổ tại Ngân hàng mà còn có thể làm việc được ở các công ty, tổ chức, doanh nghiệp như các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng, cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm… gia tăng các cơ hội cho những sinh viên theo học tài chính ngân hàng có thể tìm kiếm việc ở nhiều lĩnh lực khác nhau  ở các công ty khác nhau với mức lương cực kỳ hấp dẫn.

 

2. Học tài chính ngân hàng có phải quyết định đúng đắn?

Tài chính ngân hàng là một trong những ngành đòi hỏi sinh viên theo học các ngành này phải cực kỳ chăm chỉ và liên tục cập nhật, học hỏi, tích luỹ về kiến thức chuyên môn về ngành. Tài chính ngân hàng bao gồm rất nhiều các lĩnh vực về tài chính (doanh nghiệp, bảo hiểm, thuế, đầu tư tài chính…) Nếu bạn có đam mê với ngành học này, muốn theo đuổi nó đến cùng, bạn đủ nhạy bén và chăm chỉ học tài chính ngân hàng thì xin chúc mừng bạn, đây là ngành nghề giúp bạn dễ tìm kiếm việc làm và có thể thu về mức lương vô cùng cao bù đắp cho các cố gắng của bạn.

3. Học  tài chính Ngân hàng ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – ngân hàng có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

- Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ…

- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn.

- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp…

- Giảng viên ngành Tài chính – ngân hàng.

Và tương lai không xa, bạn có thể vươn lên chức CFO (Chief Financial Officer - Giám đốc tài chính) của các công ty, tập đoàn lớn nếu như bạn có đủ năng lực, kinh nghiệm, và thêm một chút may mắn nữa nhé.

Ở dưới đây là một số hình ảnh của sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng được giảng viên khoa Kinh tế Quản lý đưa đi thực tập khảo sát ở ngân hàng VIB (trên tinh thần học đi đôi với hành).  Thật là tuyệt phải không các bạn!

Chúc các bạn có được lựa chọn hợp lý nhất khi lựa chọn ngành học – nghề nghiệp tương lai cho mình nhé!

 

Bạn cần hỗ trợ?